Friday, May 18, 2018

Phương pháp chẩn đoán vôi hóa sụn khớp

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp.


Hình ảnh cơ bản của vôi hóa sụn khớp: hiện tượng lắng đọng calci ở sụn khớp và tổ chức xơ – sụn thành một lớp mỏng nhìn thấy trên phim như là được “khảm” vào sụn.

Các vị trí thường thấy theo thứ tự như sau:

Khớp gối (90%): hình cản quang thành một đường song song với lớp xương dưới sụn và nằm ở khoảng giữa, cách xương 3 - 4 cm. Trên phim chụp nghiêng, đường cản quang thấy ở lồi cầu xương đùi tạo hình 2 đường viền. Hình lắng calci có thể thấy ở sụn chêm (hình tam giác), ở túi dưới cơ tứ đầu đùi của bao hoạt dịch khớp gối.

Khớp cổ tay: cản quang ở các khe giữa xương tháp và bán nguyệt, giữa mặt dưới xương trụ và xương bán nguyệt …

Khớp mu: cản quang giữa khớp mu.

Khớp vai: hình chỏm xương cánh tay hai đường viền.



Khớp háng và các khớp khác: đều có thể thấy nhưng ít gặp hơn.

Cột sống: calci lắng tạo nên cản quang cả ở phần vòng xơ và phần nhân nhầy, đoạn lưng - thắt lưng thấy nhiều hơn các đoạn khác.

Xét nghiệm:

Sự xuất hiện tinh thể pyrophosphat Ca ở dịch khớp: đó là những tinh thể hình gậy hai đầu vuông góc, ngắn, có thể lưỡng triết quang, nằm ở trong và ngoài tế bào.

Có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính.

Sử dụng thuốc Colchicin uống từ 2 - 3 mg/ngày trong vài ngày (tác dụng không nhanh bằng gút), hoặc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid.

Ngoài cơn cấp:

Thể đa khớp, hư khớp: các thuốc chống viêm không steroid, tiêm Steroid tại chỗ. Thể phá hủy xương: Sử dụng điều trị nội khoa kết hợp điều trị ngoại khoa (ghép khớp nhân tạo). Thể thứ phát: Điều trị nguyên nhân .

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Sunday, May 6, 2018

Tiêm thuốc vào khớp

Tác dụng chính của phương pháp này là giúp thuốc tác dụng tại chỗ và không gây ra các tác động toàn thân. Thuốc sẽ được tiêm vào khớp, đi qua bao khớp vào trong khoang khớp để thuốc được tiếp xúc trực tiếp vào màng hoạt dịch và đầu xương, sụn khớp.


Thông thường, trong điều trị bệnh xương khớp có 4 vị trí thường được tiêm thuốc vào. Đó là các khớp:


Khớp vai.
Khớp ngón tay.
Khớp gối.
Khớp khuỷu.

Khi nào cần tiêm thuốc vào khớp


Tiêm thuốc vào khớp thường áp dụng trong một số trường hợp như:

Những tình trạng thoái hóa khớp gây đau và tình trạng sưng phản ứng.

Tình trạng viêm khớp do thấp cấp và mạn tính bao gồm: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, bệnh tạo keo,…

Những trường hợp viêm khớp do các vấn đề viêm nhiễm từ vi khuẩn, virus, nấm,… thường không được tiêm nội khớp vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác cho bạn nhân.

Những quy định cần biết khi tiêm thuốc vào khớp


Khi tiến hành tiêm thuốc vào khớp, có một số quy định các y bác sĩ cần đặc biệt lưu ý như:
Thuốc dùng để tiêm chỉ dùng các thuốc chứa corticoid giải phóng chậm. Gồm các loại: hydrocortison acetat, methylprednisolon 21-acetat (depo-medrol), betamethason 21-dipropionat (diprospan).

Ngoài ra một số dạng thuốc kháng có thể dùng để bổ sung chất nhầy cho khớp như acid hyaluronic (hyruan, go-on, hyacin..). Ngoài các thuốc này không được tiêm các dung dịch và thuốc khác vì có thể gây nhiễm trùng tại ổ khớp.

Cần tiến hành vô khuẩn tuyệt đối. Chỉ những nơi có điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn tốt ở tuyến huyện, tỉnh và bệnh viện trung ương mới được thực hiện tiêm thuốc vào khớp.



Khi tiêm thuốc vào khớp không được tiêm quá 3 lần trong một đợt. Mỗi lần tiêm cũng phải cách nhau 3 – 7 ngày tùy thuộc và loại thuốc sử dụng. Mỗi đợt tiêm phải cách nhau tối thiểu 2 tháng mới được tiêm trở lại.

Đối với trường hợp tiêm thuốc vào cột sống cần chú ý 2 thủ thuật: tiêm ngoài màng cứng, tiêm cạnh cột sống. Khi tiêm ngoài màng cứng, tiến hành chọc kim giữa các đốt sống vùng thắt lưng và đưa thuốc và khoang ngoài màng cứng của tủy sống. Các thuốc được chỉ định sử dụng là những dung dịch corticoid, xylocain, vitamin nhóm B, natri clorua 0,9%. Sử dụng mỗi lần từ 10 – 20 ml. Mỗi đợt tiêm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 7 ngày. Gãy xẹp lún cột sống

Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một thủ thuật có tác dụng điều trị tốt. Cần phải có những chẩn đoán trước khi tiêm với các loại thuốc được quy định. Tuyệt đối không được tiêm các loại kháng sinh, chống viêm không có chỉ định.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thursday, May 3, 2018

Mổ trượt đốt sống thắt lưng

Chỉ định mổ trượt đốt sống thắt lưng khi chèn ép thần kinh làm tổn thương thần kinh tăng dần. Trượt đốt sống thắt lưng tiến triển ở trẻ em: Trẻ em bị gù làm biến dạng lưng, đi lại khó khăn. Bệnh nhân có biểu hiện chèn ép thần kinh nhưng điều trị nội khoa đầy đủ, khoa học trong 6 tuần thất bại


Hàn xương sau bên không có dụng cụ kết hợp xương


Đây còn gọi là phương pháp Wiltse, tiếp cận cột sống bằng đường rạch da giữa, có thể thay bằng đường tách cơ 2 bên.

Sử dụng phương tiện cố định cột sống kết hợp ghép xương

Ghép xương sau bên:


Ghép xương vào khoang giữa mỏm ngang của đốt sống bị trượt và các đốt sống liền kề, giúp hình thành cần xương liên kết gai ngang và mấu khớp lại với nhau.

Ưu điểm của phương pháp:

Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, không đòi hỏi nhiều thiết bị chuyên khoa.

Nhược điểm của phương pháp:

Sau khi mổ, cung sau chỉ chịu được khoảng 20% lực tác động lên cột sống, các gai ngang hầu như không chịu được trọng lực. Đây không phải là giải pháp tốt cho người đã mất khả năng đứng vững.


Ghép xương liên thân đốt lối sau:


Đây là xu hướng được dùng phổ biến nhất hiện nay. Có 2 kỹ thuật hay dùng là hàn liên thân sống thắt lưng hai bên đường sau (PLIF), hàn liên thân sống thắt lưng xuyên lỗ tiếp hợp (TLIF).

Ưu điểm của phương pháp:

Kỹ thuật TLIF có ưu điểm hơn, hạn chế được sự căng rễ thần kinh, tránh được các biến chứng thần kinh.

Ghép xương liên thân đốt lối trước:


Dùng để mổ trượt đốt sống độ I và II, mổ trượt tiến triển sau can thiệp phẫu thuật lối sau.

Ưu điểm của phương pháp:

Có thể lấy bỏ đĩa đệm hầu như tuyệt đối.
Tạo được nhiều khoảng trống cho việc hàn ghép cấu trúc sống.
Giải tỏa mặt trước rất tốt, thuận lợi cho việc điều chỉnh biến dạng cột sống độ cao.
Hạn chế được tổn thương các khối cơ phía sau.
Gián tiếp giải ép lỗ liên hợp.

Nhược điểm của phương pháp:

Có thể làm tổn thương tĩnh mạch chậu, tắc ruột.
Xuất tinh ngược dòng có thể xảy ra sau khi tổn thương đám rối thần kinh hạ vị trên. Tỷ lệ biến chứng sau ca mổ này là 0,4-5,9% ở các bệnh nhân là nam giới.
Tổn thương niệu quản, huyết khối tĩnh mạch sâu.
Có thể thoát vị thành bụng, liệt nhẹ cơ thẳng bụng.

Phẫu thuật trượt đốt sống bằng phương pháp ít xâm lấn:


Phương pháp hay sử dụng hiện nay là bắt vít cuống cung qua da, kết hợp hàn xương liên thân đốt qua hệ thống ống nong.

Phương pháp này được dùng trong trượt đốt sống độ I, II hoặc khi chèn ép rễ thần kinh 1, 2 bên mà không bị hẹp ống sống. Đây là phương pháp mới nhất, là xu hướng tất yếu của thời đại trang thiết bị y tế phát triển. Phương pháp này hiện vẫn còn được nghiên cứu thêm.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.